• Hotline: 0901830200 | Email: y54u@ftvservices.com.vn
https://www.y54u.com/

Văn hóa dùng Internet công cộng tại nước ngoài

Không biết từ khi nào mà WiFi công cộng đã trở thành một thứ không thể thiếu tại các quán Café, nhà hàng, thậm chí cả công viên, nhà sách, … Tại Việt Nam, chất lượng WiFi có thể trở thành thước đo cho việc đánh giá một quán Café.


Đây có vẻ không phải là một chuyện đáng để bàn cho đến khi Phúc Long, một quán trà sữa vô cùng nổi tiếng ở Việt Nam đã cho giới hạn thời gian sử dụng WiFi tại quán, điều này đã khiến nổ ra một cuộc tranh cãi trên mạng xã hội. Giờ đây, chúng ta cần phải xem xét lại về nét văn hóa sử dụng Internet công cộng tại các nước tiên tiến khác trên thế giới để cùng có một cái nhìn đúng đắn cho vấn đề này.

Có bao giờ bạn thắc mắc ở nước ngoài có Café WiFi hay không ?

Tại các nước Châu Âu, rất ít các quán Café có WiFi miễn phí, nếu có thì cũng rất hạn chế hoặc người dùng còn phải trả thêm chi phí khi dùng WiFi nữa. Người dân ở đây thường ra quán café để trò chuyện, xem báo chứ không phải để làm việc. Còn ở các nước khác như Nga, Nhật, Ấn Độ thì một quán café có WiFi càng hiếm hơn, nếu có thì chất lượng rất kém nên người dùng thường sử dụng WiFi cá nhân 3G/4G. Việc không có WiFi tại các quán là một việc rất bình thường tại các nước này, sẽ chẳng có ai phàn nàn về chất lượng WiFi tại đây.


Tại các nước Á Đông như Hàn Quốc, Trung Quốc, Philippines. Việc sử dụng WiFi tại các quán café rất dễ dàng, bạn có thể tìm thấy mật khẩu WiFi tại quầy bán hàng hoặc trên hóa đơn, mỗi một vị trí ngồi được bố trí một chỗ cắm sạc riêng nên khách hàng vô cùng thoải mái. Nhưng doanh thu của các quán không giảm mà còn tăng cao do chi phí WiFi đã được tính toán kỹ lưỡng dựa vào doanh số của cửa hàng.

Không có gì là miễn phí !

Phúc Long không phải là chuỗi cửa hàng cafe đầu tiên thực hiện việc giới hạn thời gian sử dụng của khách hàng. Starbucks, chuỗi cửa hàng café nổi tiếng trên thế giới cũng phát WiFi với thời lượng nhất định, nếu muốn ngồi thêm vài tiếng nữa và dùng WiFi sau khi dùng hết thời lượng sử dụng trước đó, khách hàng cần phải mua thêm một món đồ uống khác, trung bình thời gian sử dụng sẽ vào khoảng 1 – 2 tiếng. Thậm chí một cửa hàng café tại Áo đã tính thêm tiền điện cho việc sạc thiết bị của khách sau khi thấy khách hàng đến quán sử dụng rất nhiều điện và WiFi.


Nhìn chung, khách hàng nên có ý thức trong việc sử dụng WiFi miễn phí tại các quán café cũng như không nên dành cả ngày trong quán café chỉ với một cốc café 15 nghìn. Trong trường hợp của Phúc Long, chúng ta có thể hỏi xin WiFi sau khi hết thời gian sử dụng và gọi thêm một món đồ gì đó cũng là một điều nên làm. Về phía các cửa hàng, khi đã phục vụ WiFi miễn phí thì nên thoải mái với khách hàng, luôn giữ một thái độ niềm nở và thân thiện để tránh những câu chuyện không mấy đẹp đẽ về Café-WiFi.

Du khách Việt Nam khi muốn đi du lịch nước ngoài, thay vì tiềm kiếm những điểm WiFi công cộng bất tiện thì tại sao không tự trang bị cho mình một thiết bị phát WiFi cá nhân có thể mang đi bất cứ đâu, với dung lượng sử dụng đủ cho cả một ngày dài mà chi phí chỉ từ 138.000 VNĐ / ngày. Y54U tự hào là dịch vụ cung cấp WiFi cho khách du lịch hỗ trợ hơn 90 quốc gia trên thế giới.